Tổng hợp giá - Nền tảng tổng hợp giá hàng đầu Việt Nam

Sách mới - LỊCH SỬ LUẬT TÔNG Dấu Vết Dòng Truyền Thừa Từ Đất Ấn Đến Việt Nam (Tâm Nhãn)

5.0

Đã bán 2

250.000
Shopee logo
Lazada logo
Tiki logo
huongtichbooks logo

huongtichbooks

7 Sản phẩm

Mô tả sản phẩm

“Lịch sử Luật tông - Dấu vết dòng truyền thừa từ đất Ấn đến Việt Nam”, tên của tác phẩm được đặt theo công trình nghiên cứu. Tôi bắt đầu viết từ sau rằm tháng bảy năm 2017 (Đinh dậu), cho đến nay (tháng 10 năm Giáp thìn - 2024) gần 8 năm mới hoàn thiện. Tìm kiếm dấu vết truyền thừa tông Luật tại Việt Nam vẫn y cứ vào tư liệu đề cập Giới đàn. Giới đàn là điểm chính yếu của lịch sử để xác minh dòng truyền thừa bộ phái. Duy nhất thời Khương Tăng Hội được thầy Lê Mạnh Thát gợi ý Giới đàn đầu tiên. Đến thời Lý Thái Tổ, cấp độ điệp (thẻ căn cước) cho Tăng với mục đích giảm tăng dân số theo chiến lược làm kinh tế của nhà vua, giới trường thời này không thể tính đến. Ngoài miền Bắc, mãi đến thế kỷ thứ XIX, chỉ có Thiền sư Nguyên Biểu bắt đầu chỉnh đốn luật học, tổ chức Giới đàn, và Phật giáo Đàng Trong, từ thời Thiền sư Nguyên Thiều, Thạch Liêm, đến Luật sư Pháp Chuyên, Giới đàn cũng được tổ chức truyền giới đúng với quy tắc Phật chế, lịch sử chỉ công nhận hệ thống truyền thừa, kết nối phả hệ Luật tông như vậy. Dòng truyền thừa Thiền tông, lấy Bồ-đề tâm giới làm chính, từ Thiền sư Vô Ngôn Thông cho đến Phụng Ngữ Phạm Đẳng, chúng tôi không kể vào đây.

Dấu hiệu Chánh pháp tồn tại thế gian là Tăng-già sinh hoạt theo chỉnh thể thống nhất của Tì-ni (vinaya) thông qua Đàn truyền giới đúng luật và Luật tông truyền thừa xuyên suốt lịch sử đều y cứ trên đó.

Sau cùng, sự nổ lực hoàn thiện tác phẩm này với tâm thành cúng dường tưởng niệm đến Hòa thượng Tuyên luật sư Thích Đỗng Minh và Tuyên luật sư Thích Tuệ Sỹ, nhị vị Tôn sư khả kính đã suốt đời chuyên tâm nghiên cứu, phiên dịch Tam tạng và hành trì giới luật. Nguyện bằng công đức này báo đáp một phần ân đức giáo dưỡng. Người thầy khả kính thứ ba là Lê Mạnh Thát. Suốt thời gian tôi nghiên cứu biên soạn, thầy cung cấp tài liệu và gợi ý nhiều điểm lịch sử quan trọng. Cảm ơn một người thầy lỗi lạc, bậc thầy hàn lâm lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến sự tồn tại thế gian lâu dài của Tăng-già thanh tịnh và hòa hiệp, vì lợi ích và an lạc của Chư Thiên và nhân loại.

Phật lịch 2568 - 27 tháng 10 năm Giáp thìn

Tâm Nhãn, trích "Tự Ngôn" đầu sách.

---

MỤC LỤC: 

TỰ NGÔN

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN I: KẾT CẤU LUẬT TẠNG BỘ PHÁI VÀ DÒNG TRUYỀN THỪA TĂNG ĐOÀN TỲ-KHEO

CHƯƠNG I

LỊCH SỬ HÓA ĐỊA BỘ VÀ LUẬT NGŨ PHẦN

I. LỊCH SỬ BỘ PHÁI

1. Lịch sử thành lập

2. Tam tạng thánh giáo

II. LUẬT NGŨ PHẦN

1. Quảng luật

2. Giới bản

3. Luận của luật

III. LỊCH SỬ TRUYỀN DỊCH LUẬT NGŨ PHẦN

1. Truyền dịch tại Trung Hoa

2. Lịch sử bản Việt dịch

IV. DẤU VẾT HÓA ĐỊA BỘ TẠI VIỆT NAM

1. Dòng truyền thừa tại Trung Quốc

2. Dấu vết hoằng hóa tại Việt Nam

CHƯƠNG II

LỊCH SỬ PHÁP TẠNG BỘ VÀ LUẬT TỨ PHẦN

I. LỊCH SỬ BỘ PHÁI

1. Lịch sử thành lập

2. Tổ khai sáng Pháp tạng bộ và người thầy của họ

3. Kết luận

II. TAM TẠNG

1. Kinh tạng

2. Luật tạng

3. Luận tạng

III. TẠNG CHÚ THUẬT

1. Ý kiến các nhà Phật học

2. Kinh điển Pháp tạng bộ truyền trì chú thuật

3. Pháp tạng bộ liên hệ Đà-la-ni

4. Kinh điển Chú thuật của Pháp tạng bộ

IV. TẠNG BỒ-TÁT

1. Bản sanh truyện trong 12 bộ kinh

2. Bản sanh kinh (truyện)

3. Phật bản hạnh tập

4. Kinh Bản sanh lưu truyền tại Việt Nam và Trung Hoa

5. Kinh điển thuộc Bồ-tát tạng

CHƯƠNG III

LUẬT TỨ PHẦN - HÌNH THỨC TỔ CHỨC

I. TỔNG QUAN

II. GIỚI KINH

1. Lời tựa

2. Phần chánh văn

3. Lời kết:

III. DUYÊN KHỞI BỐ-TÁT, Ý NGHĨA BA-LA-ĐỀ-MỘC-XOA VÀ HỌC XỨ

1. Duyên khởi và ý nghĩa Bố-tát

2. Ba-la-đề-mộc-xoa

3. Học xứ

IV. KHỞI NGUYÊN CHẾ HỌC XỨ, VĂN CÚ VÀ NĂM THIÊN, THẤT TỤ

1. Nhân duyên chế học xứ

2. Văn cú kết giới

3. Năm thiên

4. Thất tụ

CHƯƠNG IV

KẾT CẤU KIỀN-ĐỘ LUẬT TỨ PHẦN VÀ LỊCH SỬ BẢN VIỆT DỊCH

I. DANH XƯNG KIỀN-ĐỘ

II. KẾT CẤU KIỀN-ĐỘ

III. LỊCH SỬ BẢN VIỆT DỊCH

1. Lịch sử truyền dịch

2. Kết cấu bản Việt

3. Công tác chỉnh lý, xử lý văn bản

CHƯƠNG V

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ VÀ THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ

I. CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ

1. Lịch sử thành lập

2. Tổ sư phái Căn bản

3. Luật tạng

a. Quảng luật

b. Giới bản

c. Luận của luật

4. Kinh tạng

II. THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ

1. Lịch sử thành lập

2. Tam tạng của bộ phái

3. Tam tạng Hán truyền

(1). Luật tạng

a. Quảng luật

b. Giới bản

c. Luận của luật

(2). Kinh tạng

(3). Luận tạng

CHƯƠNG VI

SẮC PHỤC CA-SA THỜI KỲ ĐẦU

I. ĐỐI CHIẾU VĂN BẢN

1. Quảng luật và Giới kinh

2. Luận của luật

II. MÀU SẮC VÀ Y PHỤC THỜI KỲ ĐẦU

1. Ca-sa liên hệ y phấn tảo

2. Ca-sa liên hệ y thí của cư sĩ

3. Màu ca-sa liên hệ nguyên liệu giặt, nhuộm

III. MÀU Y TIÊU BIỂU CỦA PHẬT GIÁO TRONG THỜI KỲ ĐẦU

1. Nguyên lai ba màu

2. Ba màu tiêu biểu

CHƯƠNG VII

MÀU Y CỦA BỘ PHÁI

I. NHUỘM TỊNH VÀ ĐIỂM TỊNH

1. Lý do đức Phật chế giới

2. Nhận định nhuộm tịnh

3. Điểm tịnh – phương thức lách luật

4. Sự khác nhau giữa điểm tịnh và nhuộm tịnh

II. MÀU Y BỘ PHÁI

1. Màu y bộ phái qua chứng cứ thư tịch

2. Lý do bộ phái chọn sắc phục

CHƯƠNG VIII

PHẬT GIÁO BỘ PHÁI ĐẾN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU

I. GIÁO ĐOÀN TRUYỀN GIÁO VÀ VÙNG ĐẤT SUVAṆṆABHŪMI

1. Nhà sư Phật Quang và giáo đoàn truyền giáo thời A-dục:

2. Sự tồn tại của vùng đất Suvaṇṇabhūmi

3. Các nhà sư đến vùng Đất vàng qua sử liệu