Tổng hợp giá - Nền tảng tổng hợp giá hàng đầu Việt Nam
Ảnh Sách - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2021 1
Ảnh Sách - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2021 2
Ảnh Sách - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2021 3
Ảnh Sách - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2021 4

Sách - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2021

5.0

Đã bán 62

90.000
Shopee logo
Lazada logo
Tiki logo
Sách Luật VN logo

Sách Luật VN

29 Sản phẩm

Mô tả sản phẩm

Sách - Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2021

Tác giả: Quốc Hội

Công ty phát hành: Dân Hiền

Ngày xuất bản: 2021

Kích thước: 13 x 19 cm

Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân

Loại bìa Bìa mềm

Số trang: 428

Giá bìa: 90000

 

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực

thi hành từ ngày 01/01/2018. Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc

hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp

định CPTPP) cùng các văn kiện liên quan (Nghị quyết số 72/2018/QH14) và Quyết định

số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực

hiện Hiệp định CPTPP đã giao VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành

có liên quan rà soát BLTTHS để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung

hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và

đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP'. Theo Nghị quyết này,

thời điểm cam kết liên quan đến BLTTHS trong Hiệp định là 03 năm sau khi Hiệp định

có hiệu lực, tức là ngày 14/01/2022.

 

Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về bố trí Công an xã

chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thực hiện quy định của pháp luật,

với phương châm “bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, hiện nay,

lực lượng Công an xã - đã được tổ chức chính quy (về chức danh, cơ cấu lực lượng,

năng lực, trách nhiệ) là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an

ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm

và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng

phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã; đặc biệt trong bối cảnh

dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì Công an xã càng có

vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm cần thiết phải xử lý

ngay vụ việc tại địa bàn cơ sở. Do vậy, việc bổ sung quy định về trách nhiệm kiểm

tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm đối với Công an xã (tương

đương với trách nhiệm của Công an phường, thị trấn, Đồn Công an) trong BLTTHS

là cần thiết để tăng cường vai trò của Công an xã, đồng thời kịp thời giảm tải

khối lượng công việc hiện đang rất lớn cho Cơ quan điều tra Công an cấp huyện,

giải quyết khó khăn, vướng mắc cấp bách trong hoạt động điều tra hình sự do diễn

biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 từ địa bàn cấp cơ sở. Thực tế này đặt ra

yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 146 BLTTHS.

 

Trước tình hình thiên tai lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở một số địa phương thời

gian qua và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hiện nay, nhất là trong bối

cảnh thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của

Thủ tướng Chính phủ, việc khởi tố, điều tra, truy tố nhiều vụ việc, vụ án hình

sự gặp khó khăn, bị trì hoãn do không thể tiến hành được các hoạt động tố tụng.

Theo thống kê, báo cáo của Công an, Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương, từ khi thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến

thời điểm hiện nay, còn 171 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gần

hết thời hạn kiểm tra, xác minh, còn 77 vụ án gần hết thời hạn điều tra nhưng

chưa có căn cứ để ban hành quyết định tố tụng theo quy định của BLTTHS; có 111

vụ án đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết ở giai đoạn truy tố do

không thể tiến hành được hoạt động phúc cung hoặc tiến hành đổi chất, không thực

hiện được các thủ tục để trợ giúp pháp lý, bảo đảm sự tham gia của người bào chữa,

không thể yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp, trưng cầu giám định hoặc yêu cầu

định giá tài sả, Viện kiểm sát cũng không thể xử lý tình huống bằng cách ra quyết

định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ vụ án vì không có căn cứ. Nhiều

vụ án, vụ việc đã phải gia hạn thời hạn giải quyết, tuy nhiên vẫn có khả năng

không thể hoàn thành hồ sơ hoặc không thể tiến hành được đầy đủ các thủ tục tố

tụng để xem xét, quyết định việc khởi tố, kết Thuận điều tra, quyết định việc

truy tố trong thời hạn luật định. Việc tống đạt các quyết định tố tụng cho người

bị buộc tội hoặc chuyển hồ sơ vụ án sang các giai đoạn tố tụng tiếp theo, việc

chuyển các chứng cứ, tài liệu, đồ vật cho Viện kiểm sát, Tòa á cũng bị trì

hoãn, không thể tiến hành được. Trong khi đó, khoản 1 Điều 148, khoản 1 Điều

229 và khoản 1 Điều 247 BLTTHS không có quy định cho phép tạm đình chỉ trong

trường hợp “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh”. Điều này dẫn đến vụ

án, vụ việc không có cách giải quyết tiếp theo đúng quy định của pháp luật. |

Hơn nữa, theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn điều tra, nếu hết thời hạn

điều tra mà không thể hoàn thiện được hồ sơ và thực hiện đầy đủ các hoạt động tố

tụng theo luật định để chứng minh bị can đã thực hiện tội phạm thì sẽ phải đình

chỉ điều tra; điều này có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, phải xem

xét trách nhiệm bồi thường củ